6 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI CHẾ BIẾN THỊT GÀ

6 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI CHẾ BIẾN THỊT GÀ

Ngày đăng: 20/04/2024 02:34 PM

    1 LƯU TRỮ THỊT GÀ ĐÚNG CÁCH

    Khi bạn mua thịt gà về, sơ chế sạch sẽ và đã để ráo nước thì cũng không vội vàng mà đem cất vào tủ lạnh. Bởi vì nước bên trong gà sống vẫn có thể rỉ ra bên ngoài nếu không có khay hoặc hộp nhựa để đựng thì đây có thể là nguồn vi khuẩn nguy hiểm.

    Loại vi khuẩn này dễ khiến thịt gà nhanh bị hỏng và mất hết chất dinh dưỡng.

    Tốt nhất là sau khi đã sơ chế sạch sẽ, bạn nên để gà lên khay, hộp đậy nắp kín lại hoặc bọc màng bọc thực phẩm rồi mới để vào tủ lạnh.

    2 RỬA THỊT GÀ ĐÚNG CÁCH 

    Sau khi rã đông thịt, chúng ta thường mắc sai lầm là rửa sạch thêm lần nữa trước khi nấu.

     Có rất nhiều chuyên gia về ngộ độc thực phẩm và an toàn sức khỏe đã khuyến nghị mọi người không nên rửa thịt gà sống trước khi nấu. Vì điều này làm gia tăng sự lây lan của vi khuẩn và nguy cơ lây nhiễm chéo. 

    Việc xử lý cẩn thận thịt gà sống trong quá trình chế biến là chìa khóa để phòng tránh ngộ độc thực phẩm\

    3 RÃ ĐÔNG GÀ QUÁ LÂU 

    Thông thường, thịt gà mua về chưa sử dụng liền sẽ được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và trước khi chế biến món ăn, bạn sẽ đem rã đông. 

    Rất nhiều người thường lấy thịt gà từ ngắn đá ra và để bên ngoài hàng giờ đồng hồ để rã đông tự nhiên. Nhưng lại không biết rằng, môi trường bên ngoài với nhiệt độ phòng tồn tại nhiều vi khuẩn. Vô tình điều này lại khiến thịt gà bị nhiễm khuẩn bên ngoài môi trường, dễ gây ngộ độc thức ăn.

    Để tối ưu nhất, bạn cần chuyển dần thịt gà cần rã đông từ ngăn mát tủ lạnh, để nhiệt độ được giảm dần và thịt gà được rã đông từ từ. 

    Ngoài ra, bạn còn có thể rã đông bằng lò vi sóng với nhiệt độ thích hợp. 

    Thêm cách khác nữa là bạn có thể để khay, hộp thịt gà vẫn còn đang được bọc kín vào tô nước lạnh để quá trình rã đông được nhanh chóng hơn.

    4. Sử dụng chung dụng cụ bếp cho các loại thực phẩm khác nhau

    Để có thể chuẩn bị một bữa ăn với đa dạng món ăn, chúng ta thường phải chế biến cùng lúc nhiều loại thực phẩm sống và chín. Và có nhiều gia đình chọn cách sử dụng chung một dụng cụ cho nhiều ăn khác nhau bao gồm cả chín và sống. Điều này vô hình đã tăng khả năng nhiễm khuẩn giữa các loại thực phẩm khác nhau.

    Việc giữ cho dụng cụ nhà bếp (dao, thớt, nồi, xoong…) sạch sẽ, dùng riêng khi chế biến thực phẩm chín sống là vô cùng cần thiết. Điều này giúp cho việc hạn chế lây nhiễm chéo các thực phẩm, giảm nguy cơ bị bệnh Salmonella. 

    Các dụng cụ nhà bếp phải được vệ sinh sạch sau khi tiếp xúc thịt gà sống. Thịt gà sống hoặc các loại thịt khác sống cũng không để lẫn lộn, chạm vào thực phẩm chín.

    5. Quên rửa tay

    Trong quá trình nấu ăn, tay của bạn vô tình chạm vào nhiều đồ vật khác nhau để chế biến thực phẩm. Các núm kéo, bàn, bình gia vị và nhiều thứ khác có thể được bao phủ trong các vi khuẩn có hại.

    Cũng chính vì đó mà trước khi chạm tay chế biến thịt gà, bạn nên rửa tay thật kỹ để tránh việc vi khuẩn xâm nhập

    6. Giữ cùng một miếng bọt biển trong nhiều tháng 

    Bạn có thể lo lắng về việc rửa đồ dùng của mình sau khi chế biến thịt gà sống – nhưng bạn đã nghĩ đến miếng bọt biển mà bạn sử dụng để làm sạch những đồ dùng đó chưa? 

    Chúng ta thường nghĩ miếng bọt biển là dụng cụ tẩy rửa, nhưng chúng lại chứa mầm bệnh  và vi khuẩn nguy hiểm đặc biệt nếu bạn đã dùng chúng để rửa bát đĩa có tiếp xúc với thịt gà sống. 

    Bạn nên vệ sinh sạch miếng bọt biển mỗi ngày và rửa bát đĩa thường xuyên. Một cách khác là cho miếng bọt biển ướt vào lò vi sóng ở nhiệt độ cao trong 2 phút. Sau đó, thay bọt biển hoặc vải sau mỗi 2 – 3 tuần, tùy thuộc vào tần suất chúng tiếp xúc với gia cầm.

    Trên đây là một số sai lầm cần tránh khi chế biến thịt gà sống. Lúc đầu, bạn có thể khó nhớ, nhưng hãy cố gắng biến những công việc này thành thói quen khi nấu ăn. Thêm vào đó là sự yên tâm khi biết rằng bạn đang ăn thịt gà được nấu chín an toàn và ngon hơn.